Các mức xử phạt do hành vi xả rác nơi công cộng

XỬ PHẠT HÀNH VI XẢ RÁC NƠI CÔNG CỘNG

Ngày nay dù kinh tế phát triển, dân trí được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng rất nhiều người chăm lo sạch sẽ trong nhà của mình nhưng lại rất vô tư xả rác ra nơi công cộng, tiểu tiện, phóng uế bừa bãi ra nơi công cộng. Vấn đề này tưởng cừng rất nhỏ nhặt nhưng không hề dễ chịu chút nào nếu như chúng ta sống cùng với những người thiếu ý thức đó. Chuyên mục Gõ cửa luật sư cùng bàn luận về vấn đề này với hai vị khách mời thân quen Luật sư Nguyễn Văn Hậu và Luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường đến từ Ban Tuyên truyền Hội luật gia TP. HCM.
 
Hành vi xả rác bừa bãi nơi công cộng
Câu 1: Hành vi xả rác, phóng uế, tiểu tiện bừa bãi ra nơi công cộng bị xử lý như thế nào?
Câu 2: Mức hình phạt này đã đủ răn đe chưa?
Câu 3: Làm sao để khu phố chung và những con đường được sạch đẹp hơn?

AN NINH VÀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI 


NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 150/2005/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂMố 2005 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC  
    Điều 9. Hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung
    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
    b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
    c) Vứt rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi công cộng, chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt gây ô nhiễm hoặc làm mất vệ sinh;
    d) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung;
    đ) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác phóng uế ở nơi công cộng;
    e) Lấy, vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
    g) Tự ý đốt chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng.
    2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông cơ giới trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
    b) Đổ rác hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng.
    3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm nhà vệ sinh không đúng quy định gây mất vệ sinh chung.
    4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Đổ chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
    b) Chôn người chết do bệnh dịch, bốc mộ, di chuyển người chết, hài cốt trái quy định, không đảm bảo vệ sinh.
    5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau đây:
    a) Vi phạm điểm b, c, d, đ, e, g khoản 1; điểm a khoản 2; điểm b khoản 4 Điều này thì bị buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
    b) Vi phạm điểm b khoản 2; điểm a khoản 4 Điều này thì bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
    c) Vi phạm khoản 3 Điều này thì bị buộc tháo dỡ công trình vệ sinh.
(Chuyên mục Gõ cửa luật sư - Chương trình Sài Gòn buổi chiều - Đài tiếng nói nhân dân TP. HCM.)


Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Luật sư Thúy Hường

0 nhận xét: